TÌM HIỂU NGHỀ WEDDING PLANNER Ở VIỆT NAM

Bài viết “Tìm hiểu về nghề Wedding Planner” dưới đây do JW Academy (JWA) biên soạn mong rằng sẽ cung cấp được một số thông tin, kinh nghiệm về nghề Wedding Planner và một phần nào đó, giúp cho các bạn trẻ định hướng được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

01. NGHỀ WEDDING PLANNER – ĐAM MÊ LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐẦU TIÊN:

Con gái thường thích những công việc liên quan đến Đám Cưới, đặc biệt là Wedding Planner. JWA thường xuyên nhận được email, tin nhắn, điện thoại của các bạn (gần như mỗi ngày) để hỏi về nghề Wedding Planner và hỏi cách trở thành một Wedding Planner.

Các cô gái thường thích các công việc liên quan đến Đám Cưới, đặc biệt là nghề Wedading Planner.

Qua một thời gian thư từ, trao đổi, cho đến tạo điều kiện để các em thử việc thì VNWP thấy là các em (đa số) thường nhìn vào những sản phẩm được trưng bày ra, và bị cuốn hút bởi hình ảnh của những thứ đẹp đẽ, dễ thương trong Đám Cưới được post trên facebook, website của công ty… nhưng ít ai hiểu rõ được “Wedding Planner phải làm gì?” nên tình cảm của các em đối với nghề Wedding Planner chỉ dừng lại ở mức thích, còn để làm được nghề này ngoài cái duyên với nghề thì cần phải có đam mê mà khi mình không hiểu rõ về nghề thì chắc chắn là không thể đam mê được.

Các bạn trẻ thích công việc này không chỉ vì vẻ hào nhoáng của nó

02. WEDDING PLANNER CŨNG CẦN CÓ KỸ NĂNG SALE

VNWP là một công ty, nên việc tổ chức Đám Cưới có thể hiểu là cả một tập thể chứ không phải một cá nhân là có thể làm được. Trong đó có ngoài Wedding Planner chúng tôi còn có các bộ phận admin, officer, sales & marketing, customer services, account, producer, designer… các vị trí công việc và nhiệm vụ của nhân viên giống như tại một công ty bình thường mà bạn đã biết. Muốn làm việc ở vị trí Wedding Planner, thời gian đầu bạn phải hình dung là mình sẽ phải làm một trong những công việc trên, phải làm tốt và làm một cách say mê. Các bộ phận như account, sales, customer services là gần gũi với vị trí Wedding Planner nhất, vì các bạn sẽ được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó các bạn đồng thời phải chịu trách nhiệm về doanh thu của công ty, những lần gặp ban đầu chỉ dựa vào sự tư vấn, cách tiếp xúc trò chuyện của các bạn mà khách hàng mới đi đến quyết định làm việc với công ty hay là không. Muốn trở thành Wedding Planner trước hết cần phải có kỹ năng sales, tư vấn khách hàng giỏi.

Việc Tổ Chức Đám Cưới đòi hỏi công sức đóng góp của tập thể chứ không phải là một cá nhân.

03. PHẢI CHỊU ĐƯỢC ÁP LỰC CÔNG VIỆC CAO

Thức đêm triền miên, stress liên tục trong thời gian nghĩ ý tưởng, lên kế hoạch chuẩn bị cho Đám Cưới của khách. Khi cần thiết phải biết khuân vác như tham gia vào công tác vận chuyển đồ đạc dụng cụ ra xe tải, đưa đến nhà hàng và chuyển ngược lại về công ty sau khi tiệc. Có khả năng nhịn đói tốt, ít nhất là phải nhịn được từ bữa trưa cho đến kết thúc tiệc vì không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện về thời gian để ăn nên chuyện bụng đói, mệt lả người sẽ thường xuyên diễn ra. Bạn phải làm công tác tư tưởng với gia đình thật tốt vì sẽ phải thường xuyên đi sớm (3-4h sáng) về trễ (23h – 24h) và hay vắng nhà vào dịp cuối tuần do các Đám Cưới cũng thường diễn ra cuối tuần, cũng như không còn nhiều thời gian rảnh rỗi để đi chơi với bạn bè, người yêu.

Wedding Planner thường vắng nhà vào các cuối tuần vì Đám Cưới chủ yếu diễn ra vào cuối tuần.

Ngoài ra còn phải chấp nhận Cô Dâu Chú Rể có thể “to tiếng” với mình ngay trong tiệc cưới, nổi nóng với mình (bởi vì stress) trước mặt đông đảo mọi người với một lỗi không phải do mình gây ra. Phải xông xáo khi vào việc, có thể phải xếp từng cái bàn ghế, khăn ăn thậm chí ủi đồ cho Cô Dâu, hoặc lau sàn nhà cho nhà gái chuẩn bị đón nhà trai… Hoặc bất kể một công việc nào giúp cho Đám Cưới trở nên tốt đẹp. Bạn có thể vừa làm vừa khóc, do bị gia đình hay khách hàng chửi oan, nhưng vẫn phải tiếp tục công việc để chuẩn bị cho Cô Dâu Chú Rể rạng rỡ trên sân khấu để rồi cười vui vẻ với họ khi họ xin lỗi và cảm ơn mình sau khi đã bớt căng thẳng và hiểu ra vấn đề.

04. THU NHẬP KHÔNG CAO VÀ CÔNG VIỆC KHÔNG ỔN ĐỊNH.

Những ngành nghề mang tính đặc thù riêng thì thường phụ thuộc vào “mùa”, ví dụ như lĩnh vực Du Lịch hay các ngành nghề liên quan Cưới Hỏi cũng vậy. Tuy rằng, hiện nay người Việt tổ chức Đám Cưới quanh năm, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào Mùa Cưới (thường bắt đầu vào Tháng 10 âm lịch đến tháng Giêng). Vào Mùa Cưới thì lượng khách hàng đông, có rất nhiều việc để làm, và ngược lại phần lớn thời gian trong năm tuy vẫn có khách nhưng vắng. Vì vậy, Wedding Planner không phải thời gian nào trong năm cũng có Đám Cưới để làm, có khoảng thời gian thì ngồi chơi dài, có khoảng thời gian lại bận tối mắt nên có thể nói là đây là công việc không ổn định.

Cũng vì thế mà thu nhập bình quân của công việc này trong năm không cao. Trong tương lai, khi Wedding Planner được biết đến rộng rãi và nhiều người muốn sử dụng dịch vụ thì thu nhập có thể sẽ khá hơn, nhưng hiện tại đa phần mọi người còn tiếp tục làm vì mê nghề, do đó, sẽ không phù hợp cho các bạn nào có tư tưởng làm nghề Wedding Planner thì sẽ có lương cao.

Nhìn chung nghề nào cũng có thú vị và khó khăn riêng, Wedding Planner cũng vậy, chắc chắn sự thật không như những gì bên ngoài mà các bạn nhìn thấy qua hình ảnh. Cũng như những vấn đề được đề cập đến trong bài viết này chỉ là một phần nhỏ so với những áp lực của nghề dựa trên kinh nghiệm làm việc của JWA.

Sau khi đọc xong bài viết này, JWA mong bạn sẽ có thời gian suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định chọn nghề để gắn bó lâu dài. Con đường để trở thành Wedding Planner phía trước còn rất nhiều chông gai.

Chi Nhánh Hồ Chí Minh

Bộ sưu tập

Facebook

Copyright @ 2022 JW Academy
0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở về cửa hàng
                               Tìm địa chỉ
    Gọi trực tiếp
    Chat ngay
    Chat trên Zalo